Skip to main content

Mục lục

Bài 12: CƠ SỞ VÀ CHIỀU CỦA KHÔNG GIAN VÉCTƠ

Như mục trước, V luôn là một không gian véctơ khác không trên trường số K.

12.1. Hệ sinh của không gian véctơ

Định nghĩa 12.1. Cho {v1,,vn} là một hệ véctơ trong V. Tập hợp v1,,vnK:={a1v1++anvna1,,anK} được gọi là không gian sinh bởi hệ véctơ {v1,,vn}. Ta quy ước K:={0}.

Để ý rằng v1,,vnK là tập tất cả tổ hợp tuyến tính của hệ {v1,,vn}K và nó còn được ký hiệu là spaning(v1,,vn).

Định nghĩa 12.2. Trong không gian véctơ R3, xét các véctơ u=[332], v=[232], v1=[110], v2=[111]. Không gian sinh v1,v2R. Ta có uv1,v2R, do u=5v1+2v2. Trong khi đó vv1,v2R, bởi vì v không là một tổ hợp tuyến tính của {v1,v2}. Thật vậy, giả sử v=a1v1+a2v2 với a1,a2R.

Ta có hệ phương trình a1[110]+a2[111]=[232], suy ra 2=a1a2=3, mâu thuẫn. Vậy, không tồn tại a1,a2R sao cho v=a1v1+a2v2.

Mệnh đề 12.3.  v1,,vnK là không gian con nhỏ nhất của V chứa {v1,,vn}.

Chứng minh.  Trước hết ta chỉ ra rằng W:=v1,,vnK là không gian con của V. Rõ ràng 0=0v1++0vnW, do đó W. Gọi λK, u,vW, và viết u=a1v1++anvnv=b1v1++bnvn với a1,,an,b1,,bnK. Khi đó u+v=(a1+b1)v1++(an+bn)vnW,λu=(λa1)v1++(λan)vnW. Theo Mệnh đề 10.7, W là không gian con của V. Hơn nữa, vi=1viW với i=1,,n.

Tiếp theo ta chứng minh tính nhỏ nhất của W. Giả sử U là không gian con của V chứa hệ véctơ {v1,,vn}. Vì U là không gian con của V nên với mọi a1,,anK ta có a1v1++anvnU. Vì thế WU. Vậy W là không gian con nhỏ nhất chứa hệ véctơ {v1,,vn}.

Hệ quả 12.4.  Cho {u1,,um}, {v1,,vn} là hai hệ véctơ trong không gian véctơ V. Nếu uiv1,,vnK với mọi i=1,,m thì u1,,umKv1,,vnK.

Chứng minh.  u1,,umK là không gian con nhỏ nhất chứa {u1,,um} theo Mệnh đề 12.3. Vì v1,,vnK cũng chứa hệ véctơ {u1,,um} nên ta nhận được u1,,umKv1,,vnK.

Định nghĩa 12.5.  Nếu v1,,vnK=V, ta nói rằng hệ véctơ {v1,,vn} là một hệ sinh của V.

Ví dụ 12.6.  Trong không gian K3, hệ véctơ {v1=[101],v2=[011],v3=[001]} là một hệ sinh của V=K3. Thật vậy, với v=[a1a2a3]V bất kỳ tồn tại λ1,λ2,λ3K sao cho: λ1[101]+λ2[011]+λ3[001]=[a1a2a3]  {λ1=a1λ2=a2λ3=a3a1a2. Suy ra v=a1v1+a2v2+(a3a1a2)v3v1,v2,v3K. Do đó, V=v1,v2,v3K hay hệ véctơ {v1,v2,v3} là một hệ sinh của V.

Ví dụ 12.7. 
  1. Hệ véctơ E={e1=[1,0,,0]T,e2=[0,1,,0]T,,en=[0,0,,1]T} là một hệ sinh của không gian véctơ Kn.
  2. Không gian véctơ K[x]n gồm các đa thức một biến x có bậc nhỏ hơn hoặc bằng n có một hệ sinh là {1,x,x2,,xn}.

Định nghĩa 12.8.  Không gian véctơ V được gọi là hữu hạn sinh nếu nó có một hệ sinh gồm hữu hạn phần tử. Một không gian véctơ không hữu hạn sinh được gọi là vô hạn sinh.

Ví dụ 12.9. 
  1. Theo Ví dụ 12.7, các không gian véctơ Kn, K[x]n là các không gian hữu hạn sinh.
  2. Không gian Matm,n(K) gồm các ma trận cấp m×n là không gian hữu hạn sinh. Thật vậy, Matm,n(K) có một hệ sinh hữu hạn gồm các ma trận Eij, với hệ số eij=1 còn lại bằng 0.
  3. Không gian véctơ K[x] gồm các đa thức một biến x trên trường số K là không gian vô hạn sinh.  Thật vậy, giả sử K[x] có một hệ sinh gồm hữu hạn đa thức f1,,fk. Đặt m:=max{deg(fi)i=1,,k}. Khi đó, ta thấy xm+1f1,,fnK, mâu thuẫn.

Nhận xét 12.10.  Cho I là một tập chỉ số bất kỳ và S={viiI} là một hệ véctơ trong không gian véctơ V. Tương tự như Mệnh đề 12.3, tập hợp SK={k=1nakvika1,,anK,{i1,,in}I,nN} là không gian con nhỏ nhất của V chứa S và cũng được gọi là không gian sinh bởi hệ S. Trường hợp V=SK, ta nói S là một hệ sinh của V.

Theo nhận xét trên, một hệ sinh tầm thường của không gian véctơ V là chính nó.

Ví dụ 12.11.  Đối với không gian véctơ K[x], hệ véctơ S={1,x,x2,x3,,xn,} là một hệ sinh của K[x], vì mọi véctơ (đa thức) f trong K[x] là một tổng hữu hạn dạng f=a0+a1x+a2x2++anxn với a0,,anK, do đó fSK.

12.2 Cơ sở của không gian véctơ

Định nghĩa 12.12. Một hệ véctơ B trong không gian véctơ V được gọi là một cơ sở của V nếu B là một hệ sinh độc lập tuyến tính của V.

Ví dụ 12.13.  Trong không gian véctơ R2, hệ véctơ {[11],[01]} là một cơ sở của R2. Bên cạnh đó, hệ véctơ {[11],[01],[23]} là một hệ sinh của R2, nhưng không phải là một cơ sở của R2 bởi vì nó không độc lập tuyến tính.

Nhận xét 12.14.  Để ý rằng không gian véctơ không có cơ sở là . Một cơ sở của không gian véctơ V luôn là một hệ sinh, tuy nhiên một hệ sinh không hẳn là một cơ sở. Hơn nữa, V có thể có nhiều cơ sở khác nhau. Chẳng hạn, {[11],[01]}{[10],[01]} là các cơ sở của V=K2.

Ví dụ 12.15. 
  1. Hệ véctơ E={e1=[1,0,,0]T,e2=[0,1,,0]T,,en=[0,0,,1]T} là một cơ sở của không gian véctơ Kn và được gọi là cơsở chính tắc của Kn.
  2. Hệ véctơ {[110],[101]} là một cơ sở của không gian véctơ W={[abc]K3a+b+c=0}. Rõ ràng hệ véctơ trên là độc lập tuyến tính. Đồng thời nó cũng là hệ sinh của W, vì với [abc]W ta có a=bc, do đó [abc]=b[110]c[101].
  3. Hệ véctơ gồm các đơn thức {1,x,x2,,xn}  là một cơ sở của K[x]n.

Ví dụ 12.16.  Trong R3, hệ véctơ {v1=[123], v2=[121], v3=[021]} là một cơ sở của không gian R3. Thật vậy, xét v=[abc]R3 bất kỳ và giả sử có λ1,λ2,λ3R sao cho λ1v1+λ2v2+λ3v3=v. Ta có hệ phương trình theo các biến λi (i=1,2,3): {λ1λ2=a2λ1+2λ2+2λ3=b3λ1+λ2+λ3=c. Biến đổi ma trận mở rộng A=[A,b] của hệ về dạng bậc thang rút gọn: [A,b]=[110a222b311c]d33d1d2+2d1[110a0022a+b0413a+c]12d3d2d3[110a0413a+c001a+b2]14d2d2d3[110a010a18b+14c001a+b2]d1+d2[10018b+14c010a18b+14c001a+12b].rank(A)=3 nên hệ véctơ {v1,v2,v3} là độc lập tuyến tính theo Nhận xét 11.11. Đồng thời, hệ phương trình trên có nghiệm λ1=18b+14c, λ2=a18b+14c, λ3=a+12b, nên ta có tổ hợp tuyến tính v=(18b+14c)v1+(a18b+14c)v2+(a+12b)v3. Vậy R3=v1,v2,v3R, tức là {v1,v2,v3} là một hệ sinh, và do đó nó là một cơ sở của R3.

Hơn nữa, với véctơ v4=(a,b,c)R3 bất kỳ, hệ véctơ {v1,v2,v3,v4} là phụ thuộc tuyến tính. Thế nên hệ véctơ {v1,v2,v3,v4} là một hệ sinh, nhưng không là cơ sở của R3.

Định nghĩa 12.17.  Một hệ véctơ của V được gọi là độc lập tuyến tính tối đại nếu nó độc lập tuyến tính và nếu thêm bất kỳ véctơ nào vào hệ thì ta được một hệ phụ thuộc tuyến tính.

Ví dụ 12.18.  Trong Ví dụ 12.16, hệ véctơ {v1,v2,v3}K3 là độc lập tuyến tính tối đại.
Định lý sau đây cho ta tiêu chuẩn tương đương của một cơ sở của không gian véctơ.
Định lý 12.19[Tiêu chuẩn đặc trưng của Cơ sở] 
Cho B={v1,v2,,vn} là một hệ hữu hạn các véctơ trong V. Các khẳng định sau là tương đương.
  1. B là một cơ sở của V.
  2. B là hệ sinh nhỏ nhất của V, tức là B là hệ sinh của V nhưng B{vi} không là hệ sinh của V với mọi i{1,,n}.
  3. Mọi véctơ vV được biểu thị tuyến tính duy nhất dưới dạng v=a1v1++anvn với a1,,anK.
  4. B là một hệ véctơ độc lập tuyến tính tối đại của V.
Chứng minh. 
(ab): Giả sử B là một cơ sở của V. Khi đó B là một hệ sinh độc lập tuyến tính của V. Nếu tồn tại i{1,,n} sao cho B{vi} cũng là hệ sinh của V, thì có ajK với ji sao cho vi=jiajvj. Suy ra (1)vi+jiajvj=0, do đó B là phụ thuộc tuyến tính. Điều này là mâu thuẫn, thế nên B{vi} không là hệ sinh của V với mọi i{1,,n}.
(bc): Giả sử vV biểu thị tuyến tính được qua B không duy nhất. Tồn tại ai,biK (i=1,,n) sao cho v=a1v1++anvn=b1v1++bnvn và không mất tính tổng quá giả sử a1b1. Bằng việc trừ hai tổ hợp tuyến tính cho nhau và chia cho a1b1, ta nhận được v1=b2a2a1b1v2++bnana1b1vn. Điều này kéo theo rằng B không là hệ sinh nhỏ nhất của V.
(cd): Từ khẳng định c suy ra rằng B là độc lập tuyến tính, vì nếu B là phụ thuộc tuyến tính thì 0 biểu thị tuyến tính được qua B theo hai dạng khác nhau. Nếu vV, thì tồn tại một tổ hợp tuyến tính v=a1v1++anvn với aiKB là hệ sinh của V, thế nên hệ n+1 véctơ B{v} là phụ thuộc tuyến tính. Vì vậy B là hệ độc lập tuyến tính tối đại.
(da): Giả sử B là hệ độc lập tuyến tính tối đại của V. Với mỗi vV, hệ véctơ B{v} là phụ thuộc tuyến tính, nên tồn tại a1,,an,aK sao cho a1v1++anvn+av=0.B là độc lập tuyến tính nên a0. Do đó v=a1av1++anavn, kéo theo B là hệ sinh của V. Vậy B là một cơ sở của V.

Một hệ sinh trong một không gian véctơ chưa hẳn là một cơ sở vì nó có thể không độc lập tuyến tính. Trong một không gian véctơ hữu hạn sinh, mệnh đề dưới đây chỉ ra rằng mọi hệ sinh cho trước đều có thể rút gọn thành một cơ sở.
Mệnh đề 12.20.  Trong không gian véctơ hữu hạn sinh V, mọi hệ sinh của V đều chứa một cơ sở. Đặc biệt, V luôn có một cơ sở hữu hạn.

Chứng minh.  Do V là không gian hữu hạn sinh, nên nó có một hệ sinh hữu hạn S={w1,,wm}. Gọi S={viiI} là một hệ sinh bất kỳ của V. Ta biểu thị mỗi véctơ wj qua hệ sinh S dưới dạng wj=aj1vij1++ajnjvijnj với ajkKijkInj>0. Khi đó ta có V=SK=SKvijk1jm,1knjKSK. Vậy T={vijk1jm,1knj} là một hệ sinh hữu hạn của V chứa trong S. Bằng cách đánh số lại, ta có thể giả sử  T={v1,,vn}.

Việc còn lại là xây dựng từ T một cơ sở của V bằng cách xóa bỏ lần lượt các véctơ biểu thị tuyến tính được qua các véctơ còn lại như sau. Nếu hệ T là độc lập tuyến tính, thì nó là cơ sở của V chứa trong S và mệnh đề được chứng minh. Bây giờ, ta giả sử rằng T là phụ thuộc tuyến tính. Khi đó, tồn tại một véctơ của T biểu thị tuyến tính được qua các véctơ còn lại. Không mất tính tổng quát, ta giả sử véctơ đó là vnvn=a1v1++an1vn1với a1,,an1K. Hệ quả 12.4 suy ra rằng hệ Tn:=T{vn} là một hệ sinh của V. Nếu Tn là độc lập tuyến tính, thì nó là cơ sở của V và mệnh đề được chứng minh. Ngược lại, tồn tại một véctơ trong Tn biểu thị tuyến tính được qua các véctơ còn lại của Tn. Không mất tính tổng quát, ta giả sử véctơ đó là vn1vn1=b1v1++bn2vn2với b1,,bn2K. Hệ quả 12.4 lại suy ra rằng hệ Tn1:=Tn{vn1}=T{vn1,vn} là một hệ sinh của V. Lặp lại quá trình này, do V0 nên tồn tại in sao cho Ti là hệ sinh độc lập tuyến tính của V thỏa mãn TiTi+1TnS. Vậy hệ Ti là một cơ sở của V, và ta có điều cần phải chứng minh.

12.3. Số chiều của không gian véctơ

Để so sánh số phần tử của các cơ sở của một không gian véctơ người ta phải chuyển đổi hệ các véctơ và thường sử dụng bổ đề dưới đây.
Bổ đề 12.21.  Cho B={v1,,vn} là một cơ sở của không gian véctơ Vw=a1v1++anvn. Nếu ai0 với i{1,,n} thì Bi={v1,,vi1,w,vi+1,,vn} cũng là một cơ sở của V.

Chứng minh.  Bằng việc đánh số lại, ta có thể giả sử i=1 và do đó v1=1a1wa2a1v2ana1vn. Ta cần chứng minh rằng B1={w,v2,,vn} là cơ sở của V.

Nếu vV thì v=b1v1++bnvn với b1,,bnK, điều này kéo theo v=b1a1w+(b2b1a2a1)v2++(bnb1ana1)vn. Thế nên B1 là một hệ sinh của V.
Để chỉ ra tính độc lập tuyến tính của B1, ta giả sử có c1,,cnK sao cho c1w+c2v2++cnvn=0. Thay w=a1v1++anvn vào đẳng thức trên, ta nhận được c1a1v1+(c1a2+c2)v2++(c1an+cn)vn=0, do vậy c1a1=c1a2+c2==c1an+cn=0B là cơ sở. Vì a10 nên c1=0c2==cn=0. Vậy B1 là hệ độc lập tuyến tính.

Định lý 12.22[Steinitz, 1899]  Cho B={v1,,vn} là một cơ sở của không gian véctơ VS={w1,,wm} là một hệ độc lập tuyến tính trong V. Khi đó mn và tồn tại tập chỉ số phân biệt {i1,,im}{1,,n} sao cho S(B{vi1,,vim}) cũng là một cơ sở của V.

Chứng minh.  Ta chứng minh quy nạp theo m. Với m=1 định lý được chứng minh bởi Bổ đề 12.21. Giả sử định lý đúng với m1, tức m1n và tồn tại {i1,,im1}{1,,n} sao cho {w1,,wm1}(B{vi1,,vim1}) là một cơ sở của V. Nếu n=m1 thì {w1,,wm1} là một cơ sở của V, do đó Định lý12.19 suy ra rằng {w1,,wm1} là hệ độc lập tuyến tính tối đại, mâu thuẫn với S là độc lập tuyến tính. Thế nên m1<n. Từ giả thiết quy nạp, ta có thể viết wm=b1w1++bm1wm1+i{i1,,im1}aivi với ai,bjK. Vì tính độc lập tuyến tính của hệ véctơ S nên tồn tại chỉ số im{1,,n}{i1,,im1} sao cho aim0. Theo Bổ đề 12.21, thay vim bởi wm thì hệ S(B{vi1,,vim}) là một cơ sở của V.

Ví dụ 12.23.  Hệ các véctơ {[123], [457], [986], [237]}R3 không độc lập tuyến tính trong R3.  Thậy vậy, R3 có cơ sở chính tắc {e1,e2,e3} gồm 3 phần tử. Do đó, không tồn tại hệ véctơ nào nhiều hơn 3 phần tử là độc lập tuyến tính.
Từ định lý trên ta nhận được hệ quả sau.
Hệ quả 12.24.  Cho B={v1,,vn} là một cơ sở của không gian véctơ V. Khi đó:
  1. Mọi cơ sở của V đều hữu hạn.
  2. Mọi cơ sở của V đều có số phần tử bằng số phần tử của cơ sở B.
Chứng minh. 
  1.  Nếu B={wiiI} là một cơ sở của VI là vô hạn, thì có i1,,in+1I sao cho {wi1,,win+1} là hệ độc lập tuyến tính trên K. Điều này là mâu thuẫn với Định lý 12.22.
  2. Gọi S={w1,,wm} là một cơ sở của V. Định lý 12.22 chỉ ra rằng mnnm, do đó n=m.
Từ Hệ quả 12.24 ta đi đến định nghĩa về số chiều của không gian véctơ như sau:
Định nghĩa 12.25.  Số chiều của không gian véctơ V trên K được xác định bởi dimK(V):={0 nếu V=0,n nếu V có một cơ sở hữu hạngồm n phần tử, nếu V không có một cơ sở hữu hạn. Trường hợp trường K được biết rõ ta cũng viết dim(V) cho số chiều của V trên K. Không gian véctơ V được gọi là hữu hạn chiều nếu dim(V) là  hữu hạn.  Nếu dim(V)=n thì ta cũng nói Vkhông gian véctơ n-chiều.

Ví dụ 12.26. 
  1. Ta có dimK(Kn)=n, vì Kn có cơ sở chính tắc {e1,,en} gồm n phần tử.
  2. Ta có dimK(K[x]n)=n+1, trong khi dimK(K[x])=.
  3. Rõ ràng dimC(C)=1, nhưng dimR(C)=2{1,i} là một cơ sở của C trên R. Tương tự, dimC(C2)=2. Tuy nhiên, nếu xét C2R-không gian véctơ, thì nó có một cơ sở là {[10],[i0],[01][0i]}. Vì vậy dimR(C2)=4.

Ví dụ 12.27.  Trong R4, xét không gian véctơ W sinh bởi các véctơ w1=[1001], w2=[2110], w3=[1111], w4=[1234], w5=[0123]. Để tìm số chiều của không gian véctơ W ta cần xác định một cơ sở của W. Xét hệ phương trình a1w1+a2w2+a3w3+a4w4+a5w5=0. Hệ tương đương với {a1+2a2+a3+a4=0a2+a3+2a4+a5=0a2+a3+3a4+2a5=0a1+a3+4a4+3a5=0. Ta biến đổi ma trận mở rộng của hệ phương trình về dạng bậc thang rút gọn: [121100011210011320101430]d4+d1d3d2[121100011210000110022530]d42d2d3[121100011210000110000000]d22d3[121100011010000110000000]d12d2d3[101010011010000110000000]. Điều này suy ra nghiệm tổng quát của hệ phương trình là {a1=a3a5a2=a3+a5a4=a5. Các nghiệm riêng (a1,,a5)=(1,1,0,1,1)(1,1,1,0,0) đưa ra các tổ hợp tuyến tính w1+w2w4+w5=w1w2+w3=0. Do đó W=w1,w2,w1+w2,w4,w1w2+w4R=w1,w2,w4R, tức hệ véctơ {w1,w2,w4} là một hệ sinh của W. Hơn nữa, nếu a3=a5=0 thì a1=a2=a4=0, kéo theo {w1,w2,w4} là độc lập tuyến tính trên R. Vì vậy, hệ này là một cơ sở của WdimR(W)=3.

Hệ quả 12.28.  Cho V là không gian véctơ n chiều. Khi đó,
  1. Mọi hệ sinh của Vn phần tử là một cơ sở.
  2. Mọi hệ độc lập tuyến tính của Vn phần tử là một cơ sở.
Chứng minh. 
  1. Giả sử S={v1,,vn} là hệ sinh của V. Với i{1,,n}, nếu S{vi} cũng là hệ sinh của V thì nó chứa một cơ sở của V với số phần tử <n theo Mệnh đề 12.20, suy ra n=dimK(V)<n, mâu thuẫn. Do đó S là hệ sinh nhỏ nhất của V, và theo Định lý 12.19 S là cơ sở của V.
  2. Nếu S là một hệ độc lập tuyến tính của V gồm n phần tử, thì Định lý 12.22 chỉ ra rằng S là hệ độc lập tuyến tính tối đại. Vì vậy S là cơ sở của V theo Định lý 12.19.
Ví dụ 12.29.  Với giả thiết như Ví dụ 12.27, hệ 3 véctơ w1,w2,w5 là độc lập tuyến tính trong không gian 3-chiều W nên nó là một cơ sở của không gian véctơ W.

12.4. Cơ sở và số chiều của không gian con, không gian thương

Một không gian con của không gian véctơ hữu hạn chiều có tính chất sau đây.
Mệnh đề 12.30.  Cho V là không gian véctơ hữu hạn chiều và W là không gian con của V. Khi đó,
  1.  W là không gian véctơ hữu hạn chiều.
  2. dim(W)dim(V), và nếu WV thì dim(W)<dim(V).
  3. Mọi cơ sở của W đều có thể bổ sung để thành một cơ sở của V.
Chứng minh. 
  1.  Do W là không gian con của  V nên mọi hệ cơ sở của W đều là hệ độc lập tuyến tính trong V. Do không gian véctơ V có chiều hữu hạn, nên mọi hệ độc lập tuyến tính trong V có hữu hạn phần tử. Vậy W là không gian véctơ hữu hạn chiều.
  2. Gọi S là một cơ sở của W. Khi đó S là hữu hạn và độc lập tuyến tính trong V. Theo Định lý 12.22, hệ S có thể bổ sung thành một cơ sở của V. Do đó  dimK(W)dimK(V). Giả sử dimK(W)=dimK(V)=nS={w1,,wn} là một cơ sở của W. Hệ S là hệ độc lập tuyến tính trong V, nên nó cũng là một cơ sở của V theo Hệ quả 12.28. Suy ra V=SK=W.
  3. Điều này suy ra từ Định lý 12.22 và rằng mọi cơ sở của W đều là hệ độc lập tuyến tính trong V.
Ví dụ 12.31.  Như trong Ví dụ 12.27, W là không gian con của V=R4. Vì vậy ta có dimR(W)=3<4=dimR(V). Theo Mệnh đề 12.30 , ta có thể bổ sung vào cơ sở B={w1,w2,w4} của W số véctơ là 43=1 để trở thành một cơ sở của V. Đặt w=[0,0,0,1]TB={w1,w2,w4,w}. Khi đó, hệ véctơ B là độc lập tuyến tính trong không gian 4-chiều V nên nó là một cơ cở của V.
Về số chiều của không gian thương ta có công thức sau.
Mệnh đề 12.32.  Cho V là không gian véctơ hữu hạn chiều và W là không gian con của V. Khi đó dimK(V/W)=dimK(V)dimK(W).
Chứng minh.  Theo Mệnh đề 12.30, W là hữu hạn chiều và ta có thể giả sử tồn tại hệ véctơ {w1,,wm,v1,,vk} là một cơ sở của V sao cho {w1,,wm} là một cơ sở của W. Ta chứng minh hệ {v1+W,,vk+W} là một cơ sở của V/W.
Thật vậy, xét véctơ v+WV/W, ta có vV và do {w1,,wm,v1,,vk} là một cơ sở của V nên tồn tại a1,,am,b1,,bkK sao cho v=a1w1++amwm+b1v1++bkvk. Từ đó, ta có tổ hợp tuyến tính
v+W=a1w1++amwm+b1v1++bkvk+W=b1(v1+W)++bk(vk+W). Suy ra {v1+W,,vk+W} là một hệ sinh của V/W.
Giả sử 0+W có tổ hợp tuyến tính b1(v1+W)++bk(vk+W)=0+W, với b1,,bkK. Khi đó, ta có b1v1++bkvkw1,,wmK.  Vì hệ véctơ {w1,,wm,v1,,vk} độc lập tuyến tính, nên b1==bk=0, kéo theo hệ {v1+W,,vk+W} là độc lập tuyến tính. Vậy hệ này là cơ sở của V/W và ta thu được dimK(V/W)=k=(m+k)m=dimK(V)dimK(W).

Ví dụ 12.33.  Như trong Ví dụ 12.27, với V=R4, không gian thương V/W có số chiều là dimR(V/W)=dimR(V)dimR(W)=43=1. Từ Ví dụ 12.31, một cơ sở của không gian thương V/W  là w+W.

Phần còn lại mục này, ta xét việc tìm một cơ sở của một không gian con khác không W trong Rn thông qua lý thuyết ma trận trong chương trước. Giả sử S={v1,,vm} là một hệ sinh của W. Lập ma trận A=[v1TvmT]Matm,n(K) với dòng thứ i của A chính là vi được viết theo dòng (tức viT). Khi đó không gian W còn được gọi là không giandòng của ma trận A.

Một cơ sở của W có thể được tính bằng kết quả sau.
Định lý 12.34.  Nếu A tương đương với ma trận bậc thang B thì các dòng khác không của B lập thành một cơ sở của WdimK(W)=rank(A).
Chứng minh.  Trước tiên, ta chỉ ra rằng không gian dòng của B cũng là W. Vì B nhận được từ A qua các phép biến đổi dòng sơ cấp, nên bằng quy nạp ta có thể giả sử B nhận được từ A bởi một phép biến đổi dòng sơ cấp. Viết ai:=viT (dòng thứ i của A) với i=1,,m. Để ý rằng nếu m=1 thì khẳng định trên là hiển nhiên, do đó giả sử m2.
Xét các trường hợp sau:
  1.  B thu được từ A qua phép đổi chỗ hai dòng didj. Rõ ràng không gian dòng của B cũng là a1,,aj,,ai,,amK=W.
  2. B thu được từ A qua nhân 0λK vào dòng thứ i (λdi). Khi đó không gian dòng của Ba1,,λai,,amK=a1,,ai,,amK=W.
  3. B thu được từ A qua phép biến đổi dòng di+λdj với λK. Khi đó không gian dòng của BW=a1,,ai+λaj,,aj,,amK. Theo Hệ quả 12.4,  WW. Nếu vW thì v=c1a1++ciai++cjaj++cmam với c1,,cmK, do đó v=c1a1++ci(ai+λaj)++(cjλci)aj++cmamW. Thế nên W=W.
Vậy không gian dòng của BW, đặc biệt các dòng khác không của B là một hệ sinh của W. Vì B là ma trận bậc thang, nên các dòng khác không của B là độc lập tuyến tính theo Nhận xét 11.11. Do đó chúng lập thành một cơ sở của WdimK(W)=rank(B)=rank(A).Ta áp dụng Định lý 12.34 vào ví dụ cụ thể sau.

Ví dụ 12.35.  Xét không gian con W của V=R4 trong Ví dụ 12.27. Để tìm một cơ sở của W ta lập ma trận và biến đổi nó về dạng bậc thang (rút gọn) và nhận được A=[w1Tw5T]=[10012110111112340123]d4d1d22d1,d3d1[10010112011202350123]d5d2d3d2,d42d2[10010112000000110011]d4d3d3d5[10010112001100000000]d2d3[10010101001100000000]. Vậy các cơ sở của W{[1,0,0,1]T, [0,1,1,2]T, [0,0,1,1]T}, {[1,0,01]T, [0,1,0,1]T, [0,0,1,1]T}.
Lưu ý rằng tương tự như các phép biến đổi dòng sơ cấp, chúng ta cũng có các phép biến đổi cột sơ cấp đối với ma trận A sau đây:
  1. Đổi chỗ hai cột thứ i và thứ j cho nhau, ký hiệu cicj.
  2. Nhân một hằng số khác không λK vào cột thứ i, ký hiệu λci.
  3. Cộng một tích của cột thứ j với hằng số λK vào cột thứ i, ký hiệu ci+λcj.
Hơn nữa, mệnh đề sau đây chỉ ra rằng các phép biến cột sơ cấp cũng không làm thay đổi hạng của ma trận A.
Mệnh đề 12.36.  Với A=(aij)m×nMatm,n(K) ta có rank(A)=rank(AT).
Chứng minh.  Giả sử r=rank(A). Gọi a1,,am là các dòng của AA1,,An là các cột của A. Đặt W=a1,,amK, tức W là không gian con sinh bởi các dòng của A (ở đây ta giữ véctơ ai viết theo dòng). Theo Định lý 12.34, dimK(W)=rank(A)=r. Gọi {w1,,wr} là một cơ sở của W với wj=[wj1,,wjn] (j=1,,r). Ta có biểu diễn [a11,,a1n]=a1=c11w1++c1rwr   [am1,,amn]=am=cm1w1++cmrwr với cijK. So sánh thành phần thứ j của mỗi đẳng thức trên kéo theo Aj=[a1jamj]=w1j[c11cm1]++wrj[c1rcmr] với 1jn. Thế nên, Hệ quả 12.4 suy ra {A1,,An}U:=A1,,AnK[c11cm1],,[c1rcmr]K. Theo Định lý 12.34, ta nhận được rank(AT)=dimK(U)r=rank(A). Vì (AT)T=A, lập luận tương tự trên chỉ ra rank(A)rank(AT). Như vậy rank(A)=rank(AT).

Sử dụng Maple

Trong mục trước chúng ta đã biết kiểm tra tính độc lập tuyến tính của một hệ véctơ trong Kn với Maple. Ở mục này chúng ta tìm hiểu về việc tìm một cơ sở của không gian véctơ trong Kn. Xét không gian véctơ WK4 trong Ví dụ 12.27 sinh bởi các véctơ w1=[1001], w2=[2110], w3=[1111], w4=[1234], w5=[0123]. Ta biết rằng hệ véctơ {w1,w2,w4} là một cơ sở của W. Trong Maple ta nhận được qua lệnh Basis như sau:
> with(LinearAlgebra):
> w1 := <1, 0, 0, -1>: w2 := <2, 1, 1, 0>:
> w3 := <1, 1, 1, 1>: w4 := <1, 2, 3, 4>:
> w5 := <0, 1, 2, 3>
> Basis([w1, w2, w3, w4]);
hoặc với Basis({w1, w2, w3, w4, w5});. Hơn nữa để nhận được cơ sở của W như trong Ví dụ 12.35 ta cần lập ma trận A với các dòng là các véctơ w1,,w5. Dùng lệnh GaussianElimination để tìm ma trận bậc thang tương đương
> A := <<1, 2, 1, 1, 0>, <0, 1, 1, 2, 1>,
 <0, 1, 1, 3, 2>, <-1, 0, 1, 4, 3>>:
> GaussianElimination(A);
và nhận được B=[10010112001100000000] và cơ sở {[1001], [0112], [0011]} của W. Trong khi đó dùng lệnh
> ReducedRowEchelonForm(A);
cho ta ma trận bậc thang rút gọn tương đương với A. Để tính số chiều của W thì áp dụng Định lý 12.34 và tính hạng của A:
> Rank(A);
 3
do đó dimK(W)=rank(A)=3. Trong Maple có lệnh Dimension, tuy nhiên lệnh này chỉ tính kích thước của véctơ hay ma trận, chẳng hạn
> Dimension(A);
 5, 4
chỉ ra rằng kích thước của A5×4Dimension(w1) cho kết quả là 4, tức w1K4.

Comments

Popular posts from this blog

Bài 8: CÁC PHÉP TOÁN TRÊN MA TRẬN

Trong các mục trước, ma trận là một công cụ hữu hiệu dùng để giải hệ phương trình tuyến tính. Thật ra, chính bản thân nội tại của ma trận cũng có nhiều tính chất thú vị. Các phép toán được giới thiệu sau đây cho thấy sự hữu ích của nó về cả lý thuyết và thực hành trong các chương tiếp theo. Chẳng hạn, nếu xem ma trận là một ngôn ngữ để diễn tả khái niệm trừu tượng ánh xạ tuyến tính trong Chương 4, thì các phép toán này là vốn từ vựng cần thiết. 8.1. Cộng hai ma trận, nhân ma trận với một số Hai phép toán đầu tiên được giới thiệu ở đây là phép cộng hai ma trận và nhân ma trận với một số. Cho K là trường số (Q, R hay C), m,n là hai số nguyên dương, và cho hai ma trận A=(aij)m×n, B=(bij)m×nMatm,n(K)λK. Định nghĩa 8.1.  Tổng của hai ma trận AB, ký hiệu là A+B, là một ma trận cấp m×n trên trường K xác định bởi...

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU Chương I: KIẾN THỨC CHUẨN BỊ    1 TẬP HỢP  2 ÁNH XẠ  3 VÀNH VÀ TRƯỜNG SỐ  Chương II: MA TRẬN VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH   4 GIỚI THIỆU VỀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH  5 MA TRẬN   6 PHƯƠNG PHÁP KHỬ GAUSS-JORDAN   7 BIỆN LUẬN HỆ PHƯƠNG TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG  8 CÁC PHÉP TOÁN TRÊN MA TRẬN  9 MA TRẬN KHẢ NGHỊCH VÀ CÁC TÍNH CHẤT  Chương III: KHÔNG GIAN VÉCTƠ  10 KHÁI NIỆM VỀ KHÔNG GIAN VÉCTƠ  11 HỆ VÉCTƠ ĐỘC LẬP TUYẾN TÍNH 12 CƠ SỞ VÀ CHIỀU CỦA KHÔNG GIAN VÉCTƠ 13 TỌA ĐỘ VÀ MA TRẬN CHUYỂN CƠ SỞ  14 TỔNG VÀ TỔNG TRỰC TIẾP Chương  IV: ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH   15 ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH  16 MA TRẬN CỦA ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH  17 ẢNH VÀ HẠT NHÂN CỦA ĐỒNG CẤU  18 KHÔNG GIAN VÉCTƠ ĐỐI NGẪU Chương V: ĐỊNH THỨC VÀ ỨNG DỤNG   19 ĐỊNH THỨC CỦA MA TRẬN   20 KHAI TRIỂN ĐỊNH THỨC.  21 CÁC ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH THỨC   Chương VI: GIÁ TRỊ RIÊNG V...

Bài 3: VÀNH VÀ TRƯỜNG SỐ

Trong mục này chúng ta sẽ giới thiệu ngắn gọn các khái niệm ``tổng quát'' về vành, trường và vành đa thức trên trường cùng một số tính chất cơ bản của chúng. Tiếp đó chúng ta sẽ xem xét về cấu trúc của trường số phức và các biểu diễn của số phức. 3.1. Vành Giả sử R là một tập hợp tùy ý khác rỗng. Một phép toán  ``'' trong R là một quy tắc ứng mỗi cặp (a,b)R2 với một phần tử của R, ký hiệu là ab. Nói cách khác, mỗi phép toán ``'' trong R là một ánh xạ :R2R,(a,b)f(a,b)=ab. Chẳng hạn, ta có phép toán cộng a+b và phép toán nhân ab thông thường trong các tập số N, Z, Q, R. Định nghĩa 3.1.  Một vành R là một tập khác rỗng có hai phép toán cộng và nhân $$ +: R\times R\rightarrow R, (a, b)\mapsto a+b,\quad \cdot: R\times R\rightarrow R, (a, b)\mapsto a\...